Saturday, 20/04/2024 - 14:20|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đắc Sơn

Y tế học đường: tuyên truyền phòng bệnh mùa đông

Thời tiết chuyển mùa mùa khí hậu khô hanh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao làm cơ thể chúng ta rất dễ mệt mỏi. Trong giờ chào cờ hôm nay cô cho chúng ta biết các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh thế nào.

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Thời tiết chuyển mùa mùa khí hậu khô hanh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao làm cơ thể chúng ta rất dễ mệt mỏi. Trong  giờ chào cờ hôm nay cô cho chúng ta biết các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh thế nao.

1. Bệnh Viêm họng – Viêm A midan:

a. Nguyên nhân: do vi khuẩn hoặc virus gây ra

- Viêm họng thường Viêm A xuất hiện dưới 2 dạng :

+ Viêm cấp tính:

Người bệnh thấy đau rát trong cổ họng, niêm mạc họng rất đỏ, sưng nề, ho từng cơn, có đờm nhầy, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng. Người bệnh có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi.

+ Viêm mạn tính:

Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, gặng hắng. Niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt, rải rác có những hạt lympho màu trắng (viêm họng hạt),sốt hoặc không sốt

Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virut, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp.

b. Cách phòng

Để phòng tránh viêm họng, hằng ngày cần:

- Súc họng bằng nước muối nhạt ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh  răng hạn chế các thực phẩm gây kích thích như  thuốc lá,  thức ăn cay nóng…

- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, mở cửa để không khí lưu thông.

- Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng  cấp.      

c. Điều trị:  Cần khám phân loại bệnh,dùng kháng sinh trong 10 ngày nếu do vi khuẩn. Ở nhiều trường hợp, học sinh có thể đi học sau 1 ngày uống thuốc.

2. Bệnh cảm/cúm:

- Nguyên nhân: Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh và  lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

- Triệu chứng: người bị cảm thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.

- Điều trị:Chủ yếu là điều trị triệu chứng,( giảm sốt, nhỏ mắt mũi bằng nước muối sinh lý…) nâng cao thể trạng, ăn ngủ khoa học. Để phòng bệnh chúng ta phải thường xuyên rửa tay với xà phòng, không khạc nhổ bừa bãi, ( dùng khăn mùi xoa ,khăn giấy) Hiện đã có vắc-xin phòng cúm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi tiêm.

3. Bệnh sốt phát ban:

- Triệu chứng: biểu hiện rõ nhất là sốt và nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

- Chữa trị: bệnh do lây nhiễm virus, điều trị những triệu chứng là chủ yếu Người bệnh có thể truyền bệnh khi mẩn đỏ chưa xuất hiện, còn khi đã có biểu hiện thì không lây sang người khác nữa.

4. Bệnh viêm  kết mạc:

- Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt.

- Triệu chứng: mắt đỏ và cộm. Đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm, sáng ngủ dậy

Phòng bệnh:

Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, không dụi tay bẩn lên mắt và giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Chữa trị: cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, đi khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Nếu bệnh do virus thì bệnh sẽ tự khỏi có thể dùng kháng sinh nếu bị bội nhiễm

5. Bệnh về khớp:
   Bệnh viêm khớp: do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp phát bệnh. Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân...) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

 Chúc các thầy cô giáo và toàn thể các em có học sinh có sức khỏe tốt và thành công trong công việc.

Lượt xem: 408
Nguồn:thcsdacson.thainguyen.edu.vn Copy link
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 83
Hôm qua : 256
Tháng 04 : 4.103
Năm 2024 : 24.003