Friday, 19/04/2024 - 16:05|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đắc Sơn

TUYÊN TRUYỀN  PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT HỌC ĐƯỜNG

      I. Mục đích yêu cầu

      Học sinh nhận biết nguyên nhân, biểu hiện bệnh học đường.

      Yêu cầu học sinh thực hiện tốt công tác phòng bệnh và khi có biểu hiện bất thường ở mắt cần bảo cha mẹ hoặc thầy cô để có biện pháp khám kịp thời.

      Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

     Bệnh tật học đường đang là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh và xã hội. Trong buổi truyền thông hôm nay hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu các bệnh tật học đường  và cách phòng bệnh trên.

      II. Nội Dung

      Bệnh tật học đường gồm 3 loại : tật khúc xạ, răng miệng và cong vẹo cột sống

  1.    KHÁI NIỆM VỀ TẬT KHÚC XẠ  

     Để nhìn rõ một vật đòi hỏi mắt phải điều tiết để hình ảnh rơi đúng trên võng mạc.

      Khi mắt có tình trạng mất cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và trục nhãn cầu, làm hình ảnh của vật không rơi đúng võng mạc, gọi là tật khúc xạ.Có 3 loại : Cận thị, viễn thị, loạn thị  

      * Cận thị:

      Là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía trước võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật lại gần mắt. Biểu hiện học sinh ngồi trong lớp nhìn chữ trên bảng mờ, hoặc không nhìn rõ nhức mắt, mệt mỏi đau đầu và khi viết học sinh thường phải cúi sát vở,

      * Viễn thị: Là tình trạng mà hình ảnh của vật được hội tụ ở phía sau võng mạc, muốn nhìn rõ vật phải đưa vật ra xa mắt. Biểu hiện nhìn gần mờ, nhức mỏi mắt và hay chảy nước mắt

      * Loạn thị: là tình trạng hệ quang học của mắt có công suất khúc xạ không đồng đều, hình ảnh của vật không hội tụ ở một điểm. Biểu hiện nhìn vật ở xa hay gần đều không rõ,hình ảnh méo mó, đau đầu, nhức mắt, mệt mỏi

      3. TÁC HẠI

     Gây ảnh hưởng tới hiệu quả học tập.

      Gây ảnh hưởng tới các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

      Gây biến chứng về mắt như bong võng mạc,  mù lòa

      4. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH 

      Bệnh do bẩm sinh: (Do di truyền)

      Do điều kiện học tập, phải sử dụng mắt trong thời gian dài dưới cường độ ánh sáng yếu.

      Thói quen lối sống ( Xem điện thoại, ti vi nhiều, tư thế xấu khi đọc sách), dinh dưỡng chưa hợp lý

  1.  PHÒNG BỆNH

      Bệnh cận thị học đường  hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường.

         5.1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học

      Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 30-35 cm với học sinh trung học cơ sở,

      5.2. Lớp học

      Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách

      Đảm bảo đủ ánh sáng:  ánh sáng tự nhiên và  ánh sáng nhân tạo

      Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét

      Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiều. nên dùng bóng điện dây tóc.

     Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.

      Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, tránh gây quá tải cho mắt

 5.3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt

      Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.

      Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.

      Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.

     Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính  cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

       Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vitamin A và C. Tăng cường hoạt động thể chất

     Khi có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi đọc chữ hoặc nhìn một vật ở xa hoặc mắc bệnh mắt các em nên bảo bố mẹ đưa chúng ta đến ngày trung tâm chuyên khoa về mắt để khám và đièu trị kịp thời.

     B. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VỀ RĂNG MIỆNG

      Nhìn từ bên ngoài vào trong, răng của chúng ta có cấu trúc 3 phần: men răng phần cứng màu trắng dày khoảng 1-2mm, tiếp theo là Ngà răng ( Phần cứng màu trắng ngà), trong cùng Tủy răng (Phần mềm – mạch máu thần kinh) được nối ra ngoài qua lỗ chân răng Apex.

  1.  Sâu răng:

       Tùy theo mức độ rộng và chiều sâu người ta phân ra các cấp độ sâu: (Sâu men, sâu ngà, Tủy răng )

      Sâu tủy răng có thể do ảnh hưởng của sâu răng không điều trị kịp thời dẫn đến bị sâu nặng hơn hoặc do sang chấn (Do va đập, ngã hoặc khớp căn lệch dẫn đến các múi của mặt răng không ăn khớp nhịp nhàng) hoặc do tổn thương vùng cuống, quanh răng. Khi sâu răng ở men và ngà chúng ta thường có hiện tượng mắc thức ăn và không bị đau răng nên dễ bị bỏ qua. Nếu di khám và điều trị ở giai đoạn này chỉ một lần điều trị sẽ khỏi  nhưng để khi sâu vào tủy sẽ đau và mất  nhiều kinh phí và thời gian thậm chí hiệu quả điều trị thấp

2.Viêm lợi

    Bình thường lợi có màu hồng nhạt, ôm sát cổ răng vì nguyên nhân như: rối loạn nội tiết, đái đường, nhiễm độc, mọc răng, răng lệch khểnh,  cao răng thì lợi  bị viêm phù nề đỏ rực, hoặc xạm đen, dễ bị chảy máu, hoặc làm lung lay cả nhóm răng, sưng má

     Phòng bệnh:

      Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày : tối trước đi ngủ và sáng thức dậy

      Tránh ăn quà vặt

       Súc miệng dung dich Natrfluor 2%  1 lần /tuần

      Khám răng định kỳ

      C.  KHÁI NIỆM VỀ CONG VẸO CỘT SỐNG

      1.Khái niệm : Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường của nó vốn có.

      Cột sống bao gồm 33 - 34 đốt sống (7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4-5 đốt cụt) được nối với nhau bằng các đĩa đệm, khớp và  dây chằng, tạo thành khung nâng đỡ cơ thể.

      * Khi bị biến dạng

       Cột sống có thể bị lệch sang phải hoặc sang trái (gọi là vẹo cột sống)  hoặc uốn cong quá mức về  phía trước gọi là ưỡn , về phía sau gọi là hay giảm độ cong của các đoạn cong sinh lý - Bẹt. Biểu hiện : Các gai đốt sống không thẳng hàng, vai tròn, dốc nhô không đều,  

      2. TÁC HẠI

      Gây dị dạng thân hình, giảm thể tích lồng ngực gây khó thở, nếu biến dạng khớp háng gây ảnh hưởng sinh sản

      Ảnh hưởng tâm lý của trẻ do dị dạng thân hình

     Ảnh hưởng tới sự vận động của hệ thống cơ xương

     Ảnh hưởng tới một số cơ quan trong nội tạng và một số chức năng của cơ thể.

     3. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH        

      - Mắc bệnh bẩm sinh, bệnh lý về cơ lâu ngày

      - Thể trạng dinh dưỡng

      - Vệ sinh trường học:  Điều kiện học tập – cặp sách, chiếu  sáng, bàn ghế..

                                   Môi trường học tập( không gian và hoạt động thể chất)

      - Thói quen lối sống : Tư thế xấu khi đứng ngồi, nghỉ ngơi ít

      4. PHÒNG BỆNH

      Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, tư thế ngồi phải ngay ngắn

      Bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi:

      Nên đeo cặp bằng hai quai sau lưng, không nên đeo hay xách cặp một bên vai.      

      Ngoài ra cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý; lao động và tập luyện vừa sức..Đảm bảo vệ sinh nghỉ ngơi, thư giãn.

     Tóm lại để hạn chế bệnh tật hoc đường hiện nay, việc trang bị bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh đã được ngành chức năng quan tâm, Ngành giáo dục  phối hơp sát xao nghành KHCN trang bị bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với chiều cao cơ thể của học sinh; trang bị đủ ánh sáng trong các lớp học; thực hiện các khuyến nghị của ngành Y tế; thầy cô cần hướng dẫn học sinh có tư thế ngồi học đúng .Tại các hộ gia đình, phụ huynh cần chuẩn bị chỗ ngồi học tập, bàn ghế phù hợp, đủ ánh sáng cho các em, nhắc nhở con em học tập đúng tư thế, hạn chế xem điên thoại ti vi, khuyến khích  hoạt động ngoài trời

     Các bạn học sinh cần ngồi học đúng tư thế ở nơi đủ ánh sáng, đeo xách cặp, lao động, tập luyện ăn uống hợp lý. Cuối cùng tôi kính chúc các thầy cô giáo, chúc các em luôn mạnh khỏe có tuần học tập làm việc hiệu quả.

Lượt xem: 659
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 129
Hôm qua : 227
Tháng 04 : 3.893
Năm 2024 : 23.793