Saturday, 20/04/2024 - 17:39|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Đắc Sơn

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

 

                                                                                 Ngày thực hiện 22/4 /2019

                                                                      Hình thức tuyên truyên: Dưới cờ

 

Kính Thưa: Các thầy giáo, cô giáo cùng các  bạn học sinh thân mến!    

Tai nạn thương tích(TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.Thực hiện kế hoạch năm học, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số tai nạn thương tích thường gặp và cách : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính Thưa: Các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn  học sinh !

I.PHÂN LOẠI TNTT: Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định

1. Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự  cố ý của người bị TNTT hay của cả những người khác.

Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau.

2. Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không cố ý của những người bị TNTT hay của những người khác , ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.

Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng….

II. CÁC LOẠI TNTT THƯỜNG GẶP

- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.

- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngat do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống

- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải

- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào,, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất

- Bạo lực: là hành động, lời nói hay dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong,

- Bom mìn và các vật cháy nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ…

- Tự tử: là trường hợp tử vong do TNTT ngộ độc hoặc ngạt mà có đủ bằng chứng rằng tử vong đó do chính nạn nhân gây ra với mục đích dem lại cái chết cho chính họ. Có ý định tự tử do tự làm tổn thương bản thân nhưng chưa gây tử vong mà vẫn có đủ bằng chứng để kết luận. Một dự định tự tử có thể hoặc không dẫn đến thương tích.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tố các biện pháp phòng ngừa.

- Phòng ngã: Không chạy nhảy đùa nghịch nhất là khu vực hành lang  các lớp,  không đá bóng trên sân trường, không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..

- Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

+ Không tụ tập trước cổng trường, luồn lách đánh võng ,vượt đèn đỏ đội mũ bảo hiểm mỗi khi ngồi lên xe máy

- Phòng tránh bỏng: Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….Tuyệt đối không tự ý sử dụng hóa chất ngoài phòng thí nghiệm, nước nóng , canh nóng phải bảo quản để xa tầm tay trẻ

 - Phòng, chống tai nạn đuối nước chúng ta cần:

.Tuân thủ các quy định về phòng chống tai nạn nước( không đùa nghịch gần ao hồ sông suối, hồ công trình, nơi có biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,)

. Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu,

. Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

. Không xuống nước khi  ăn no, khi có nhiều mồ hôi.

. Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu

. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

 . Nên  tập bơi sớm

- Phòng tránh điện giật: Thực hiện an toàn điện, thường xuyên kiểm tra  an toàn điện trong trường , chủ động thay sửa hệ thống nếu thấy  nghi ngờ.

- Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi

. Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

Phòng tránh động vật cắn: không chơi đùa chó mèo,tiêm vắc xin đầy đủ cho chó, khi thả phải có rọ mõm.Khi phải vào bụi rậm nên dùng sào hươ đập trước sau 15 phút  mới đi ủng vào

Cách thoát hiểm khi chó tấn công

Tránh nhìn thẳng vào mắt hoặc quay lưng lại trước mặt chúng.

Không được bỏ chạy vì bản năng của chó là săn mồi nên sẽ đuổi theo và cắn bạn. Đứng im, hai tay buông thõng như một cái cây khi bị chó tấn công. Đánh lạc hướng con chó bằng các vật dụng mang theo để chúng nhai như chai nước, đồ chơi, khăn, áo…

Không vung tay hoặc đá chân để xua đuổi chó vì chó thường phản ứng nhanh với các chuyển động. Người bị chó tấn công, có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu của chó như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay.

Trường hợp bị chó tấn công cần bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể như mặt, ngực và cổ họng của mình, nắm các bàn tay

Xử trí khi bị chó cắn

 Rửa  kỹ vết thương nhiều lần bằng xà phòng( tránh trầy xước)  sau đó rửa bằng cồn iốt hoặc cồn 70 . Nếu máu chảy ít không cân cầm máu ngay , nếu sau 5 phút máu vẫn chảy đặt gạc lên vết thương, trường hợp máu chảy nhiều đặt tiếp gạc lên đó băng hờ vết thương chuyển viện (nếu vết thương chảy máu nhiều). Nếu vết thương gần vùng mặt cổ hoặc không theo dõi được chó( Bỏ đi) hoặc chó chết cầnTiêm huyết thanh phòng dại trong vòng 72 giờ sau đó tiêm vắc xin tiêp theo phác đồ . Không khâu vết thương

Trường hợp vết cắn nhẹ, xa vùng  đầu mặt cổ  cũng tiến hành rửa kỹ vết thương và theo dõi chó, nếu sau 10 ngày chó sống ăn uống bình thường không phải tiêm vắc xin. Nếu chó chết thì tiêm vắc xin .

Trong buổi tuyên truyền hôm nay cô mong rằng tất cả tập thể gv học sinh trường  THCS Đắc Sơn hãy thực hiện tốt biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trước hết để bảo vệ bản thân mà còn góp phần bảo vệ gia đình, cộng đồng xã hội.Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh mạnh khỏe, an toàn.

 

TM. Tổ tư vấn

 

 

 

Phạm Thị Thuyên

HIỆU TRƯỞNG DUYỆT

 

 

 

Đỗ Thị Thu Bình

Lượt xem: 598
Tác giả: Phạm Thị Thuyên - Nhân viên Y tế học đường
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 111
Hôm qua : 256
Tháng 04 : 4.131
Năm 2024 : 24.031